Đại diện cho đèn ngũ hành là Kim. Trông hình dáng, đèn ngũ hành giống với chiếc tháp gồm đủ 5 yếu tố ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, được thể hiện qua 5 phần của đèn: vuông, tròn, tháp nhọn, ống dài.
Chiếc đèn ngũ hành phổ biến nhất có chiều cao khoảng 13cm, làm bằng đồng rỗng, gồm 3 phần: phần đầu (có tác dụng như chiếc lư hương), phần giữa và chân đèn.
Hoặc cũng có đèn ngũ hành gồm 4 phần: phần nắp vặn hình chóp, phần miệng hình bình bát, phần như chiếc đèn ngủ và phần chân đế vuông. Bên trong miệng bình và chân đế rỗng, một ít trà được cho vào miệng bình, gạo và muối, phần chân thân đế sẽ chứa một ít đất lấy trong sân nhà.
Trên thân đèn có thể sẽ có một câu thần chú được khắc vào đồng. Đồng thời, nó chứa đựng những mảnh đá dạng hình cầu, thường là tinh thể như hematite, sắt, pyrite (một loại khoáng chất) và đồng. Những tinh thể đi kèm này sẽ có tác dụng đẩy lùi năng lượng xấu. Có thể gắn thêm một dây ruy băng màu đỏ hoặc quả tua lên đèn để tăng cường sức mạnh bảo vệ.
Theo trường phái phong thủy Phi Tinh, nên đặt đèn ngũ hành ở vị trí của sao Ngũ Hoàng để đẩy lùi tác động xấu. Đây là ngôi sao đáng sợ nhất trong bảng Phi Tinh vì nó mang lại bất hạnh, bi kịch và rủi ro cho người sống trong nhà. Ngôi sao này sẽ mang đến mất mát trong thu nhập và có thể gây ra biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.
Cũng có thể dùng chuông tháp ngũ hành, có hình tháp gồm 5 yếu tố ngũ hành rất giống đèn ngũ hành nhưng phần đế là chiếc chuông thay thế nếu bạn không có đèn ngũ hành.
Năm 2012, sao Ngũ Hoàng nằm ở khu vực Đông Nam. Do đó, nên đặt đèn ngũ hành, chuông tháp ngũ hành ở phía Đông Nam để hóa giải khí xấu. Khi đó, yếu tố Kim của đèn sẽ hóa giải được yếu tố Thổ của sao Ngũ Hoàng.