Hổ là mãnh thú trong rừng núi, từ trước tới nay đều được coi là chúa tể muông thú, chúa sơn lâm. Mọi người ngưỡng mộ sự uy mãnh, mạnh mẽ của hổ, nên thường dùng hình tượng hổ để so sán với người và sự vật. Những ngôn từ mang nghĩa tích cực như: hổ tướng, hổ tử, hổ bộ, hổ thị, hổ cứ, hổ gầm ra gió…xuất hiện rất nhiều.
Là vật cát tường, mọi người cũng muốn mượn sự anh dũng của hổ để trấn tà trừ ma, bảo vệ bình yên, và từ đó hình thành rất nhiều tập tục. Theo truyền thuyết, hổ có thể nuốt chửng cả ma quỷ, nên sao khi anh em Thần Đồ và Úc Lũy bắt được quỷ đã dùng cây lau trói lại để hổ ăn. Từ đó người đời sau thường dùng hình nhân bằng gỗ đào, trở lên bằng cây lau, vẽ hổ lên cửa để trừ tà trấn quỷ.
Tết Đoan Ngọ, người ta thường bện hình nhân hổ từ lá ngải cứu, hoặc dùng giấy lụa cắt thành hình con hổ rồi dán là ngải lên trên.
Thời xưa, trong số của hồi môn của cô gái mang theo về nhà chồng nhất định phải có đôi hổ bằng bột thật to, có thể mang theo giày đầu hổ, mũ đầu hổ, gối đầu hổ…hoặc cô dâu sẽ đeo hổ bằng bột lên cổ.
Vì hổ có hoa văn sặc sỡ, đường vân trên người hổ rất giống chữ “vương”, nên trong dân gian cũng thường trang trí thêm chữ “vương” lên trán gọi là hổ đầu vương, viết chữ “vương” lên trán trẻ nhỏ dụng ý mượn hổ trừ tà.
Hổ cũng là loài trấn giữ trước các phần mộ, các khu mộ cổ thường khắc hình hổ bằng đá.
Ngoài việc trừ tà trấn cá, hổ còn có ích cho phụ nữ mang thai, con cháu thăng quan, thậm chí hổ còn có khả năng mai mối. Có một truyền thuyết kể về chuyện tình rất đẹp, đó là năm Càn Nguyên đời Đường, Lại bộ thượng thư Trương Cảo đã hứa gả con gái Đức Dung cho con trai của Bùi Miện là Việt Khách, hẹn sang năm sẽ thành hôn.
Không ngờ thượng thư gặp nạn, có nguy cơ bị giáng chức, hoài nghi con rể sẽ hủy hôn, vì thế ông rất lo lắng. Đến ngày thành hôn, được tin tân lang là Việt Khách đang đến nhưng không thể đến kịp trước khi thượng thư nhận thánh chỉ, không ngờ một con mãnh hổ đã cướp tân nương đi, nhưng mang thẳng đến chỗ Việt Khách, và hai người đã thành hôn kịp thời.
Sau này nhân dân gian coi hổ là “hổ mai mối”, còn xây miếu để chúc cho các đôi tình nhân toại nguyện.
Bài trí tượng hổ, nên dùng hướng Bắc, Tây Bắc, Tây để tăng cường cát khí cho các sao tốt ở các hướng này hoặc dùng trấn yểm khi bị Sát hướng.
Nếu đặt một con hổ mạ vàng trên bàn làm việc, công việc kinh doanh của bạn sẽ rất phát đạt và tạo dựng được chữ tín trên thương trường. Bởi hổ mạ vàng thuộc tính Kim mà hành Kim trong ngũ hành chủ về tài lộc mang lại cát khí, tiền tài rất lớn.
Hình tượng hổ có uy dũng là thế, nhưng khi bày trong nhà cũng cần để ý những cấm kỵ.
Theo phong thủy, những người cầm tinh năm Ngọ, Tuất và Dần nếu bài trí hổ trong nhà sẽ dễ ốm đau, gặp xui xẻo trong công việc. Vì vậy những người nói trên thì không nên bài trí hổ trong nhà.
Con hổ bị coi là thú dữ vì vậy không nên bài trí trong nhà, chỉ nên để ở cửa để trấn giữ. Nếu bài trí hổ trong nhà sẽ rất dễ gây nên bất hòa giữa các mối quan hệ trong gia đình.
Điều kỵ nhất là không nên bài trí hổ trong phòng ngủ (nhất là phòng ngủ vợ chồng). Bởi đây là không gian cần sự kín đáo, riêng tư. Nếu bài trí hổ sẽ khiến vợ chồng có tâm trạng bất an, tình cảm cũng bị giảm dần.
Nếu trong nhà treo bức tranh con hổ, nhất là khi đầu hổ hướng vào trong nhà được coi là đại hung. Bởi không chỉ phong thủy mà trong dân gian, mọi người thường quan niệm, hổ là con vật có uy lực, khi hổ xuống núi vào nhà thì sẽ hại người.
Để không làm ảnh hưởng xấu đến gia đình, nếu muốn treo tranh hổ, bạn nên chọn treo những bức tranh hổ mà đầu của chúng phải hướng ra bên ngoài, hoặc đầu của chúng hướng ra bên ngoài cửa chính, trấn áp tà ma.